CHÀO MỪNG CON ĐẾN VỚI THẾ GIỚI
- Ôm con da kề da hoặc âu yếm con. Con cảm thấy an toàn khi ở trong vòng tay mẹ.
- Hãy mỉm cười và trò chuyện với con. Con học được rất nhiều từ mẹ.
- Hãy lắng nghe khi con trò chuyện với mẹ. Con sử dụng chuyển động cơ thể và tiếng động để cho mẹ biết khi nào con đói, no, khó chịu hoặc chỉ đơn giản là con thấy mệt.
BÚ SỮA MẸ
- Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp con khỏe mạnh và không bị bệnh.
- Sữa mẹ thay đổi khi con lớn lên. Cho con bú càng lâu càng tốt.

UỐNG SỮA CÔNG THỨC

CON CẦN ĐƯỢC ÔM ẤP
Hãy ôm con khi mẹ cho con ăn.
Con sẽ cảm thấy an toàn khi ở bên mẹ và thích nhìn khuôn mặt mẹ.
CHO CON BÚ BÌNH
Bắt đầu từ việc cho con uống một lượng nhỏ mỗi lần, khoảng 2 đến 3 ounce (60 – 90 ml) sữa mẹ hoặc sữa công thức.
CON CẦN ĂN THƯỜNG XUYÊN

- Dạ dày con chỉ có thể chứa được khoảng 2 đến 3 ounce (60 – 90 g) mỗi lần ăn.
- Con sẽ muốn ăn từ 8 đến 12 lần trong vòng 24 giờ.
- Cho con ăn sau mỗi 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng.

- Dạ dày con có thể chứa được khoảng 4 đến 6 ounce (115 – 170 g) mỗi lần ăn.
- Con sẽ muốn ăn từ 6 đến 8 lần trong vòng 24 giờ.
ĐỂ Ý CÁC DẤU HIỆU CỦA CON
- Đưa tay lên hoặc gần miệng con
- Di chuyển tay và chân
- Tạo ra tiếng động mút mút
- Di chuyển miệng hoặc lưỡi
- Quay đầu hoặc tìm núm vú (sữa)
- Bú chậm hơn hoặc ngừng bú
- Thả lỏng tay và cánh tay
- Quay mặt khỏi núm vú
- Đẩy ra xa
- Ngủ thiếp đi
- Cau mày, làm ầm ĩ hoặc đá nếu mẹ tiếp tục cho con ăn
PHÁT TRIỂN ĐỘT BIẾN






HÃY CHƠI VỚI CON!
Khi con tỉnh táo và thư giãn, hãy đặt con nằm trên một tấm chăn trên sàn nhà. Hãy xem cách con duỗi chân, đá chân và cử động cánh tay. Con đang làm cho chúng trở nên mạnh mẽ hơn.
CHƠI CÙNG NHAU giúp con học hỏi, cải thiện khả năng phối hợp, tăng cường sức mạnh, khám phá và gắn kết với mẹ!
NHÌN XEM CON BIẾT LÀM GÌ NÈ!
- Khóc là cách để con nói rằng con rất cần mẹ.
- Khi chúng ta tiếp xúc da kề da, con cảm thấy bình tĩnh hơn. Con biết là mẹ quan tâm con.
- Ôm con vào lòng sẽ không làm con bám mẹ đâu.

- Lúc ban đầu, con ngủ, thức dậy, ăn và sẽ ngủ lại. Điều này là bình thường và giúp con phát triển.
- Sau khi được 3 tháng tuổi, con có thể ngủ lâu hơn.
- Xin hãy kiên nhẫn để con học.
- Con thích nghe mẹ nói chuyện.

- Con có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm.
- Con có thể ngẩng cao đầu.
- Con biết tên mình khi mẹ gọi tên con.
- Con bập bẹ ba-ba-ba!
- Con có thể cười.
- Chúng ta hãy cùng chơi trò ú òa và vỗ tay mẹ nhé.
- Hãy cho con xem những bức ảnh và nói cho con biết đó là gì.
HÃY GIỮ CON AN TOÀN VÀ KHỎE MẠNH

LUÔN đặt con ngủ một mình ở tư thế nằm ngửa, trong cũi hoặc nôi. Chúng ta có thể ngủ chung phòng, nhưng không ngủ chung giường. Con có thể bị ngạt thở nếu bị chăn, gối hoặc đồ chơi che miệng hoặc mũi.

Hãy rửa tay trước khi nấu ăn và đút cho con ăn.

Sau khi con ăn, hãy vệ sinh nướu và răng của con bằng khăn sạch, ướt, mềm hoặc bàn chải mềm bằng cao su hoặc silicon. Bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng có chứa fluoride ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Chờ đến khi con được khoảng 6 tháng tuổi mới cho con ăn thức ăn rắn. Con cần thời gian để phát triển hệ miễn dịch và tăng cường các cơ trong miệng để có thể ăn và nuốt thức ăn đúng cách. Nếu con được cho ăn thức ăn rắn trước khi con sẵn sàng, con có thể bị nghẹn hoặc bị bệnh.
KHÔNG cho con ăn những thứ này cho đến khi con được ít nhất 1 tuổi:

Sữa bò hoặc các loại sữa không phải từ động vật (như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân). Con thấy chúng quá khó tiêu và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Mật ong và các loại thực phẩm làm từ mật ong. Mật ong có thể chứa vi khuẩn gây bệnh ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh hoặc ngộ độc thực phẩm. Những loại vi khuẩn này vô hại với trẻ lớn hơn và người lớn.
THỬ BƠ ĐẬU PHỘNG
- Vào buổi sáng, trộn một thìa bơ đậu phộng với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giúp bơ loãng hơn để con dễ nuốt.
- Dùng thìa để nếm thử thành phẩm đã pha loãng. Hãy chờ 10 phút rồi cho con ăn thêm. Theo dõi phản ứng của con trong 2 giờ tiếp theo.