CHÀO BỐ,
Một người bố tận tâm rất quan trọng đối với những năm tháng đầu đời của trẻ.
Ngay cả khi bố sống xa nhà thì những đứa trẻ luôn được bố quan tâm tích cực cũng sẽ lớn lên khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn. Trẻ sơ sinh cần hình thành mối liên kết chặt chẽ với bố mẹ và điều đó cũng tương tự như với người bố.
Việc đón một em bé mới về nhà là một sự thay đổi lớn đối với tất cả mọi người. Có nhiều cách để các ông bố có thể hỗ trợ mẹ và bé khi họ về nhà từ bệnh viện.
Cơ thể của mẹ trải qua rất nhiều thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai. Có thể phải mất một thời gian thì cô ấy mới cảm thấy được là chính mình. Hãy tử tế, kiên nhẫn và luôn có mặt khi cần.
HẠN CHẾ KHÁCH THĂM
Không để những người đang bị bệnh lại gần trẻ.VIỆC NHÀ HÀNG NGÀY
Hãy giúp nấu ăn, dọn dẹp và giặt giũ.ĐỂ Ý ĐẾN NGƯỜI MẸ
Nếu cô ấy cảm thấy chán nản hoặc lo lắng, hãy động viên và hỗ trợ cô ấy tìm kiếm sự giúp đỡ.Nếu quý vị hoặc mẹ của em bé cảm thấy lo lắng, chán nản hoặc có ý định làm hại bản thân hoặc em bé, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức. Trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trầm cảm không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến em bé, gia đình và cả quý vị.
Hãy gọi 1-800-273-8255 để được hỗ trợ về tinh thần miễn phí và bảo mật 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
Hãy dành thời gian chất lượng cho những đứa con lớn của quý vị bằng cách nhờ bọn trẻ hỗ trợ việc thay tã, cười với em bé hoặc đọc sách cho em bé nghe.
HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
Cho con bú là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho em bé mới sinh của quý vị. Ban đầu có thể không dễ dàng nên hãy động viên và hỗ trợ mẹ thật nhiều.
- Trẻ sơ sinh bú mẹ cả ngày lẫn đêm, khoảng 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Chúng không sống theo lịch nào cả và thích bú thường xuyên.
- Hầu hết trẻ sơ sinh đều giảm cân trong tuần đầu tiên sau sinh, đây là hiện tượng bình thường. Nếu em bé bú thường xuyên, bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh sau 14 ngày.
- Cho mẹ của em bé ăn uống thực phẩm lành mạnh. Để các món ăn nhẹ như bánh sandwich bơ đậu phộng, thanh granola và các loại hạt ở gần mẹ.
- Nếu mẹ đang hút sữa, hãy giúp mẹ bằng cách rửa và khử trùng các bộ phận của máy hút sữa và bình sữa.
WIC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý vị. Hãy gọi nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần thêm hỗ trợ về việc cho con bú.
TẠI SAO PHẢI CHO CON BÚ MẸ?
3/4 trẻ sơ sinh được sinh ra ở Oregon được nuôi bằng sữa mẹ.
Trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị ốm hơn.
Bú sữa mẹ hoàn toàn không tốn tiền!
Bú sữa mẹ cũng rất tiện lợi (không cần bình, không bừa bộn và luôn có sẵn).
Các bà mẹ cho con bú trực tiếp cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Add Your Heading Text Here
NÔN TRỚ – Ợ HƠI –TÃ BẨN
Việc cho bú hoặc uống sữa công thức là điều mới mẻ đối với em bé. Trẻ em sẽ ít trớ hơn và ít phải ợ hơi hơn khi chúng lớn lên.
NÔN TRỚ
- Nôn trớ có thể là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh.
- Trẻ sẽ ít nôn trớ hơn nếu chúng bình tĩnh khi ăn.
- Trẻ sẽ ít nôn trớ hơn khi ngừng ăn lúc đã no. Theo dõi dấu hiệu đói của trẻ để giúp giảm tình trạng nôn trớ.
- Sau mỗi lần cho bú, hãy giữ em bé ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút.
Trao đổi với Chuyên gia dinh dưỡng WIC hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu quý vị lo lắng về lượng sữa mà em bé nôn ra sau mỗi lần bú.
Ợ HƠI
- Trẻ sơ sinh sẽ nuốt không khí khi ăn. Nếu trẻ nuốt quá nhiều không khí, có thể cần phải hỗ trợ trẻ ợ hơi.
- Đợi đến khi trẻ ngừng ăn rồi hãy cho trẻ ợ hơi.
- Bế em bé áp bụng vào ngực hoặc đùi quý vị và nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa lưng bé.
TÃ BẨN
Hãy mạnh mẽ lên, thay tã cho bé!
Đối với em bé bú sữa mẹ:
- Tã bẩn của trẻ bú mẹ sẽ chuyển từ màu xanh đen sang màu vàng nhạt, mềm và có mùi hôi trong tuần đầu tiên. Trong những ngày đầu đến tháng đầu tiên, tã có thể trông giống như biểu đồ này.
Đối với em bé uống sữa công thức và sữa mẹ trên một tháng tuổi:
- Trẻ sơ sinh có thể rên rỉ và đỏ mặt khi đi tiêu.
- Một số trẻ có thể đi tiêu một hoặc hai lần một ngày.
- Đôi khi chúng không đi tiêu trong một hoặc hai ngày. Đó là điều bình thường.
Nếu quý vị lo lắng về tã bẩn của em bé, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc văn phòng WIC địa phương.
Tuổi của em bé | Đi tiểu | Đi tiêu |
---|---|---|
Ngày 1 |
|
|
Ngày 2 |
|
|
Ngày 3 |
|
|
*Từ ngày 4+ |
|
|
*Lượng phân này có thể duy trì đến hết tháng đầu tiên hoặc lâu hơn.
Màu sắc phân sẽ thay đổi trong tháng đầu tiên.

Tuổi của em bé | Đi tiểu | Đi tiêu |
---|---|---|
Ngày 1 |
|
|
Ngày 2 |
|
|
Ngày 3 |
|
|
*Từ ngày 4+ |
|
|
*Lượng phân này có thể duy trì đến hết tháng đầu tiên hoặc lâu hơn.
Màu sắc phân sẽ thay đổi trong tháng đầu tiên.
THỜI GIAN CỦA EM BÉ VỚI BỐ
Nằm sấp giúp tăng cường cơ cổ và vai của em bé. Hãy coi đó như bài tập hàng ngày để chuẩn bị cho những động tác khó hơn như lăn, ngồi và bò.
- Nằm xuống sàn cùng em bé trong vài phút mỗi ngày.
- Thưởng cho bé bằng những nụ cười và khuôn mặt ngộ nghĩnh khi bé ngẩng đầu lên.
Trò chuyện với bé và làm mặt cười khi thay tã cho bé.
Hãy vận động – việc đi ra ngoài luôn tốt cho tất cả mọi người!
Bộ não của trẻ sơ sinh sẽ học những từ mới mỗi ngày, ngay từ khi mới sinh ra.
GIỮ AN TOÀN CHO EM BÉ
Điều quan trọng là phải đưa bé đi thăm khám và tiêm phòng đầy đủ. Truy cập https://www.cdc.gov/vaccines/ để biết thông tin về thời điểm tiêm phòng cho bé.
Luôn ở bên cạnh bé khi bé ở trong bồn tắm hoặc gần nước.
Vệ sinh nướu của bé bằng khăn sạch, ẩm hoặc bàn chải mềm bằng cao su hoặc silicon sau khi bé ăn. Bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng mềm với kem đánh răng có chứa fluoride ngay khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện.
- Thắt dây an toàn cho bé trước khi cho ngồi trên ô tô.
- Học cách lắp ghế và thắt dây an toàn cho bé đúng cách.
- Hãy nhấc bé ra khỏi ghế ô tô khi quý vị đến nơi, đặc biệt là khi bé đang ngủ.
- Các thiết lập, vị trí và loại ghế ô tô sẽ thay đổi khi bé lớn lên.
Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ trên một tấm nệm chắc chắn và không có chăn hoặc gối xung quanh.
American Academy of Pediatrics khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên ngủ cùng phòng với bố mẹ trên một bề mặt ngủ riêng cho đến khi trẻ được một tuổi.
Con quý vị phụ thuộc vào quý vị để được khỏe mạnh và luôn khỏe mạnh.
- Không sử dụng ma túy, rượu bia hoặc hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh con.
- Nếu quý vị hút thuốc ở bên ngoài, hãy cởi bỏ lớp quần áo mặc bên ngoài hoặc thay quần áo trước khi bế em bé.
- Để được hỗ trợ cai thuốc, bao gồm hướng dẫn miễn phí, kế hoạch cai thuốc miễn phí, tài liệu giáo dục miễn phí và giới thiệu đến các nguồn lực địa phương, hãy gọi 1-800-QUIT-NOW (1-800-784-8669)
NGUỒN LỰC VỀ VAI TRÒ LÀM CHA
Văn phòng hỗ trợ gia đình dành cho vai trò làm cha của quốc gia
Tìm hiểu các chương trình sáng kiến làm cha tại chương trình Khởi đầu hoặc hệ thống trường học tại địa phương.
